Mẫu hợp đồng cầm cố xe ô tô đang áp dụng tại các tiệm cầm đồ

Khi cầm cố bất kỳ tài sản gì, đặc biệt là những tài sản có giá trị cao như ô tô tại các cửa hàng cầm đồ đều phải có hợp đồng cầm cố. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa bên nhận cầm cố và bên cầm cố. Vậy mẫu hợp đồng cầm cố xe ô tô như thế nào đúng pháp lý? Hãy cùng tham khảo ngay sau đây!

Mẫu hợp đồng cầm cố xe ô tô
Mẫu hợp đồng cầm cố xe ô tô đúng quy định pháp luật hiện nay

1. Cầm cố xe ô tô là gì?

Cầm cố ô tô là việc bên muốn cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, tức ô tô cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình. Như vậy, khi cầm cố ô tô, chủ sở hữu xe phải giao xe cho cửa hàng cầm cố và nhận về một khoản tiền vay. Khoản tiền, thời gian, lãi suất vay cầm cố ô tô sẽ do hai bên tự thỏa thuận.

Theo Điều 309 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về hoạt động cầm cố tài sản như sau:

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Rất nhiều người khi có nhu cầu vay một khoản tiền lớn đều lựa chọn vay cầm cố xe ô tô bởi thủ tục vay đơn giản hơn so với khi vay tại ngân hàng. Tuy nhiên, khi vay thế chấp ô tô tại ngân hàng chủ xe chỉ bị giữ giấy tờ và vẫn có xe để đi lại. Còn nếu cầm cố ô tô tại cửa hàng cầm đồ thì trong suốt thời gian cầm cố cửa hàng cầm cố sẽ giữ lại xe.

Xem thêm: Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ

mẫu hợp đồng ủy quyền xe ô tô
Cầm cố xe ô tô là gì? Nên lựa chọn địa chỉ cầm cố ô tô uy tín

2. Những lưu ý khi cầm cố xe ô tô

Để bảo đảm quyền, lợi ích và tài sản của mình thì khi cầm cố xe ô tô bạn cần phải lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Khi cầm cố phải có biên bản ghi nhận rõ ràng về việc cầm cố xe gì, giá trị xe như thế nào, hiện trạng xe ở thời điểm bàn giao ra sao
  • Có hợp đồng pháp lý cầm cố xe ô tô với các điều khoản rõ ràng như hai bên đã trao đổi, thống nhất
  • Đặc biệt, trường hợp phải có giải pháp xử lý xe để trả nợ thì 2 bên sẽ thực hiện như thế nào

>>> Tham khảo thêm cầm ô tô không chính chủ có hợp pháp không?

3. Mẫu hợp đồng cầm cố xe ô tô bản mới nhất năm 2022

Dưới đây là mẫu hợp đồng cầm ô tô có giá trị pháp lý mới nhất. Bạn có thể tham khảo:

🡺 Link tải mẫu hợp đồng cầm cố xe ô tô bản mới nhất 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MẪU HỢP ĐỒNG CẦM XE Ô TÔ

Hôm nay, ngày [..] tháng [..] năm [..], tại địa chỉ: [ghi rõ địa chỉ], chúng tôi gồm:

BÊN CẦM CỐ:

Trường hợp Bên cầm cố là tổ chức

CÔNG TY [VIẾT ĐẦY ĐỦ, IN HOA]

Mã số thuế:

[..]

Trụ sở:

[Ghi rõ địa chỉ]

Văn phòng giao dịch (nếu có):

[Ghi rõ địa chỉ]

Điện thoại:

[..]

Email:

[..]

Đại diện bởi:

Ông/Bà [Họ và tên]

Chức vụ:

[..]

(Theo văn bản phân cấp thẩm quyền/ủy quyền số [..] của [..] ngày [..] tháng [..] năm [..]).

[hoặc]

(Theo Biên bản họp [..] số [..] và Nghị quyết [..] số [..] của [..] ngày [..] tháng [..] năm [..]).

Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..].

Số điện thoại:

[..]

Địa chỉ email:

[..]

Trường hợp Bên cầm cố là cá nhân

1. Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

2. Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

Số điện thoại: [..]

Địa chỉ email: [..]

(Dưới đây, Bên cầm cố được gọi tắt là “Bên A”)

BÊN NHẬN CẦM CỐ:

Trường hợp Bên nhận cầm cố là tổ chức

CÔNG TY [VIẾT ĐẦY ĐỦ, IN HOA]

Mã số thuế:

[..]

Trụ sở:

[Ghi rõ địa chỉ]

Văn phòng giao dịch (nếu có):

[Ghi rõ địa chỉ]

Điện thoại:

[..]

Email:

[..]

Đại diện bởi:

Ông/Bà [Họ và tên]

Chức vụ:

[..]

(Theo văn bản phân cấp thẩm quyền/ủy quyền số [..] của [..] ngày [..] tháng [..] năm [..]).

[hoặc]

(Theo Biên bản họp [..] số [..] và Nghị quyết [..] số [..] của [..] ngày [..] tháng [..] năm [..]).

Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..].

Số điện thoại:

[..]

Địa chỉ email:

[..]

Trường hợp Bên nhận cầm cố là cá nhân

1. Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

2. Ông/Bà [..], sinh năm [..], mang CCCD/CMND/Hộ chiếu/CMSQ số [..] do [..] cấp ngày [..] tháng [..] năm [..]; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: [..]

Số điện thoại: [..]

Địa chỉ email: [..]

(Dưới đây, Bên Nhận cầm cố được gọi tắt là “Bên B”)

Hai bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng này để thỏa thuận việc cầm cố xe ô tô theo các thoả thuận sau đây:

ĐIỀU 1: NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM

Bên cầm cố đồng ý cầm cố và Bên nhận cầm cố đồng ý nhận cầm cố chiếc xe ô tô thuộc quyền sử dụng, sở hữu của mình được quy định tại Điều 2 Hợp đồng này để bảo đảm toàn bộ nghĩa vụ của Bên cầm cố tại các hợp đồng/văn bản vay nợ [..] ký giữa hai bên. Cụ thể: [..]

ĐIỀU 2: GIÁ TRỊ TÀI SẢN CẦM CỐ

2.1. Tài sản cầm cố theo hợp đồng này bao gồm [..] chiếc xe ô tô thuộc quyền sở hữu, sử dụng của Bên A với các đặc điểm sau:

– Nhãn hiệu: [..]

– Số loại: [..]

– Màu sơn: [..]

– Loại xe: [..]

– Số khung: [..]

– Số máy: [..]

– Biển số: [..]

Theo Chứng nhận đăng ký xe ô tô số [..] do Phòng Cảnh sát Giao thông – Công an [..] cấp ngày [..], đăng ký lần đầu ngày [..] (sau đây gọi chung là “Tài sản”).

Xem thêm: Công thức tính lãi suất cầm đồ bao nhiêu

2.2. Giá trị chiếc xe ô tô cầm cố: […] (Bằng chữ: […])

Giá trị của tài sản cầm cố được hai bên thỏa thuận, xác định tại thời điểm ký Hợp Đồng. Giá trị này không được mặc nhiên áp dụng khi xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Hợp Đồng này.

2.3. Hai Bên thống nhất bàn giao chiếc xe ô tô nói trên cho Bên B quản lý.

(Chi phí gửi giữ chiếc xe ô tô trong thời gian cầm cố (nếu có) sẽ do Bên B tự chịu trách nhiệm thanh toán)

ĐIỀU 3: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC BÀN GIAO TÀI SẢN CẦM CỐ

3.1. Thời gian giao tài sản cầm cố: […]

3.2. Địa điểm giao nhận tài sản cầm cố: […]

3.3. Phương thức giao nhận tài sản cầm cố: […] (Giao một lần và trực tiếp).

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1. Giao chiếc xe ô tô cầm cố và bản gốc Chứng nhận đăng ký xe ô tô đã nêu tại Điều 2 Hợp Đồng cho Bên B theo thỏa thuận;

4.2. Đảm bảo có quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp đối với chiếc xe ô tô cầm cố, không có tranh chấp hoặc bị kê biên để đảm bảo thi hành án và không có bất kỳ sự kiện nào ảnh hưởng đến tính hợp pháp và giá trị của tài sản cầm cố. Trường hợp Bên A vi phạm quy định này, Bên A ngay lập tức thay thế tài sản đang cầm cố bằng tài sản khác có giá trị tương đương và bồi thường thiệt hại gây ra cho Bên B (nếu có);

4.3. Thông báo cho Bên B biết về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố (nếu có). Trường hợp Bên A không thông báo thì Bên B có quyền hủy Hợp Đồng này và yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra cho Bên B;

4.4. Thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc đăng ký biện pháp bảo đảm, phí, lệ phí khác theo quy định;

4.5. Thanh toán cho Bên B chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cẩm cố trong trường hợp Bên A yêu cầu Bên B bảo quản chiếc xe ở điều kiện tốt hơn điều kiện thông thường Bên B vẫn bảo quản;

4.6. Yêu cầu Bên B hoàn trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ liên quan sau khi Bên A đã thực hiện xong nghĩa vụ;

4.7. Yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản cầm cố bị hư hỏng, mất mát;

4.8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Cầm điện thoại online an toàn nhất

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố và các giấy tờ liên quan quy định tại Điều 2 Hợp đồng. Trường hợp Bên B làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường thiệt hại cho Bên A;

5.2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn hoặc sử dụng tài sản cầm cố để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ khác;

5.3. Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác;

5.4. Trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ liên quan cho Bên A sau khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt hoặc hai Bên có thỏa thuận thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

5.5. Yêu cầu Bên A thanh toán các chi phí hợp lý liên quan đến việc bảo quản tài sản trong thời gian cầm cố;

5.6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 6: BẤT KHẢ KHÁNG

6.1. Bất khả kháng là khi xảy ra bất kỳ sự kiện hoặc chuỗi sự kiện mà xảy ra một cách khách quan sau khi ký hợp đồng mà Các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù Các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn các sự kiện sau: động đất, thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, chiến tranh, cách mạng, bạo động, phong tỏa hay cấm vận, thay đổi chính sách pháp luật có liên quan theo quy định của Nhà nước (chỉ chấp nhận trong trường hợp có quyết định của Nhà nước).

6.2. Bên bị ảnh hưởng bởi trường hợp bất khả kháng này sẽ gửi văn bản thông báo tới Bên kia vào thời điểm sớm nhất có thể, để kịp thời cảnh báo về việc mình không thể thực hiện được nghĩa vụ theo Hợp đồng này và bằng nỗ lực tốt nhất phòng tránh, hạn chế rủi ro của trường hợp bất khả kháng như vậy. Việc không thông báo cho Bên kia theo đúng những yêu cầu nói trên của Bên chịu ảnh hưởng sẽ bị coi như vi phạm Hợp đồng này.

6.3. Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng do sự kiện bất khả kháng, Các bên không phải chịu trách nhiệm bồi thường và phạt vi phạm theo quy định tại Hợp đồng này.

ĐIỀU 7: XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ

Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà Bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì Bên B có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật bằng một trong các phương thức sau:

– Bán đấu giá tài sản cầm cố;

– Bên B nhận chính tài sản cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm;

– Phương thức khác do các Bên thỏa thuận.

Xem thêm: Thu mua hàng hiệu qua sử dụng

ĐIỀU 8: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp thì Hai bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong Hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

8.1. Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi Hai bên ký kết theo quy định của pháp luật. Những nội dung thỏa thuận không được ghi nhận trong Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

8.2. Hai bên đã đọc nguyên văn bản hợp đồng này, đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Hợp đồng này có [..] ([..]) tờ, [..] ([..]) trang, được lập thành 02 (hai) bản chính có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cùng ký tên (điểm chỉ) và/hoặc đóng dấu dưới đây để làm bằng chứng.

BÊN CẦM CỐ

(Ký, điểm chỉ, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))

BÊN NHẬN CẦM CỐ

(Ký, điểm chỉ, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))

Trên đây là mẫu hợp đồng cầm cố xe ô tô có giá trị pháp lý mới nhất 2022. Vietmoney hy vọng những thông tin trên giúp ích bạn trong việc đưa ra quyết định cầm cố ô tô cho mình. Nếu bạn đang có nhu cầu cầm đồ ô tô liên hệ ngay với Vietmoney để được tư vấn và hỗ trợ giải pháp tài chính an toàn và tối ưu nhất.

Công ty Cổ phần Việt Money

  • Địa chỉ: Tòa nhà Etown – 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 13, Quận 4, Hồ Chí Minh.
  • Website: www.vietmoney.vn
  • Hotline: 1900 8009
  • Email: [email protected]

Đọc thêm: