Dịch COVID 19 diễn biến phức tạp và kéo dài, khiến kinh tế của nhiều quốc gia suy giảm mạnh, kéo theo nhiều người bị mất việc làm và mất khả năng thanh toán nợ vay tiêu dùng.
Làn sóng vỡ nợ tín dụng tiêu dùng
Trong bối cảnh dịch COVID 19 lan rộng khắp toàn cầu, nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới, nguồn cung ứng toàn cầu bị đứt đoạn, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh, các doanh nghiệp rơi vào tình thế “sống dở chết dở”… Trước thực trạng này, các nhà phân tích cho rằng, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi nhiều hộ gia đình trên toàn cầu bắt đầu mất khả năng thanh toán các khoản nợ vay tiêu dùng.
Tại Trung Quốc, nơi dịch bệnh COVID 19 đã cướp đi nhiều mạng sống và gây tổn thất nặng nề cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp những tháng đầu năm 2020, các khoản nợ tín dụng quá hạn trong tháng 2 đã tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Qudian Inc, một doanh nghiệp cho vay tiền online có trụ sở ở Bắc Kinh cho biết, tỷ lệ vi phạm hạn thanh toán tăng lên 20% trong tháng 2 so với mức 13% vào cuối năm ngoái.
“Tình trạng nợ tín dụng quá hạn thanh toán của các tổ chức, cá nhân tại Trung Quốc chắc chắn sẽ lan rộng sắp ra thế giới”, ông Martin Chorzempa, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington, nhận định.
Ông Zhao Jian, Trưởng phòng nghiên cứu của Tập đoàn Atlantis Financial cho biết, tỷ lệ vỡ nợ của người tiêu dùng tại một số ngân hàng ở Trung Quốc đã tăng lên mức 4%, so với khoảng 1% trước khi dịch bệnh diễn ra.
“Tỷ lệ nợ tiêu dùng trên thu nhập tại Trung Quốc đã tăng lên 92% tại cuối năm 2018, từ mức 30% của 1 thập kỷ trước, vượt mặt Đức và gần bằng mức của Mỹ và Nhật Bản. Kinh tế Trung Quốc suy giảm mạnh sẽ đẩy nhiều người vào thế không trả được nợ”, ông Zhao Jian cho biết.
Đáng chú ý, China Merchants Bank Co, một trong những công ty tín dụng tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc đã công bố buộc phải tạm dừng các khoản cho vay với thẻ tín dụng sau khi các khoản vay quá hạn gia tăng nhanh chóng khi có tới hơn 8 triệu người Trung Quốc đã thất nghiệp trong tháng 2/2020.
Không chỉ Trung Quốc, mà tình trạng vỡ nợ tín dụng tiêu dùng cũng đang diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ hộ gia đình so với GDP ở nhiều nước bao gồm Pháp, Thụy Sĩ, New Zealand, Úc, Nigeria… đang ở mức cao kỷ lục. Đặc biệt, số người xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần này, đạt mức 6,6 triệu người…
Trước thực trạng nói trên, nhiều quốc gia đã tung ra các gói kích thích kinh tế khổng lồ giúp giảm bớt tác động tiêu cực của dịch COVID 19 đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những biện pháp như vậy có thể không giúp ích nhiều ở một quốc gia gánh nặng nợ quá lớn như Trung Quốc…
Rủi ro ở Việt Nam
Tại Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa công bố báo cáo mới nhất về tình hình lao động, việc làm bị ảnh hưởng bởi COVID 19. Theo đó, số người đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp tính đến tháng 2/2020 là 47.164 người, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dự báo của các chuyên gia, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, thì số người thất nghiệp sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ tiêu dùng. Do đó cũng không ngoại trừ khả năng dẫn tới tình trạng vỡ nợ tín dụng tiêu dùng như ở Trung Quốc. Tuy nhiên, mức độ tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và các TCTD, các công ty tài chính tiêu dùng nói riêng không quá lớn.
“Như chúng ta đã biết, tín dụng tiêu dùng là tín dụng cá nhân. Dịch bệnh đã khiến nhiều người đã mất hoàn toàn tiền lương, còn một số có thu nhập đã giảm sâu khoảng 50%… Do đó, khả năng trả nợ vay tiêu dùng của nhiều người rất mong manh”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết và nhấn mạnh, dịch bệnh mới bùng phát mạnh mẽ trong tháng 3, nên chưa thể xác định đâu là đỉnh dịch. Do đó, tình trạng người dân không có thu nhập để trả nợ vay tiêu dùng có thể kéo dài từ 6 tháng – 1 năm, nên nợ xấu của các ngân hàng và các công ty tài chính sẽ tăng lên rất nhanh.
Bên cạnh đó, lĩnh vực cầm đồ Vietmoney vẫn đang tích cực hỗ trợ Khách hàng trong giai đoạn tài chính khó khăn mùa dịch COVID 19. Chia sẻ với báo chí, đại diện phía Vietmoney cho hay Công ty đang đẩy mạnh dịch vụ đăng ký Online nhằm hỗ trợ người dân trong khoảng thời gian “cách ly xã hội”. Tất cả mọi quy trình đăng ký – định giá – giải ngân chỉ mất 30 phút.
Đồng hành và trách nhiệm với cộng đồng trong mùa dịch, Vietmoney ra mắt Biệt đội hỗ trợ tài chính chống dịch Covid-19 với các cam kết:
- Sẵn sàng phục vụ tận nơi suốt mùa dịch
- Cam kết không thay đổi lãi suất cho vay
- Đáp ứng trong 30 phút kể từ lúc xác nhận đơn hàng
- 100% nhân viên giao dịch được trang bị đảm bảo chuẩn y tế
- Tất cả khoản vay đều có niêm phong và bảo hiểm tài sản.
Đăng ký ngay tại: https://www.vietmoney.vn/covid-19
Công ty Cổ Phần Việt Money
- Địa chỉ: Tòa nhà Etown – 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 13, Quận 4, Hồ Chí Minh
- Hotline: 1900 8009
- Website: www.vietmoney.vn
- Email: [email protected]
Nguồn: tapchitaichinh.vn