Cầm đồ là gì ? Quy định liên quan hoạt động cầm đồ hiện nay

Ngày nay, các cửa hiệu cầm đồ mọc lên như nấm nên đi đâu ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp. Các tiệm cầm đồ này thu hút một lượng lớn khách hàng ghé thăm hàng ngày. Vậy bạn đã biết cầm đồ là gì chưa? Các đặc điểm của dịch vụ cầm đồ và các điều cần lưu ý? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên và cung cấp các thông tin pháp lý liên quan đến hoạt động cầm đồ. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cầm đồ là gì
Cầm đồ là gì – Những quy định pháp luật về cầm đồ

1. Cầm đồ là gì?

Khái niệm chung:

Cầm đồ là hoạt động cầm cố tài sản tại cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để ký kết hợp đồng vay tiền.

Theo đó có thể hiểu phương thức bảo đảm hợp đồng cho vay tiền là người cầm đồ phải giao tài sản hợp pháp cho bên cầm đồ để vay một số tiền theo nhu cầu. Quá trình cầm cố tài sản sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động của hiệu cầm đồ.

Bài đăng này được tài trợ bởi đối tác Wigs https://www.swisswatch.is/ của chúng tôi.

Người cầm đồ phải trả lại khoản vay tiền theo thời hạn trong hợp đồng và nhận lại tài sản đã cầm. Trong thời gian vay, bên cầm đồ vẫn là chủ sở hữu của tài sản, chủ hiệu cầm đồ không có quyền định đoạt và sử dụng tài sản. Nếu hết thời hạn cầm đồ, người cầm đồ không hoàn trả lại số tiền như thoả thuận thì chủ hiệu cầm đồ sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó.

Dựa trên góc độ pháp luật:

Xét trên góc độ pháp lý, hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể khái niệm cầm đồ là gì. Nhưng căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh dịch vụ và đầu tư như sau:

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ được hiểu là kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người cầm đồ giao tài sản hợp pháp cho hiệu cầm đồ để ký kết hợp đồng vay tiền.

Vậy nên có thể thấy cầm đồ thực hiện qua hình thức cầm cố tài sản. Trong đó, hiệu cầm đồ hay các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ giao kết hợp đồng vay tiền với bên có nhu cầu cần vay. Bên phía người vay sẽ giao tài sản cho bên cầm cố, để đổi lại một khoản tiền nhất định, đây là phương thức bảo đảm cho hợp đồng vay tiền.

tiệm cầm đồ là gì
Tìm hiểu cầm đồ là gì?

Vậy tiệm cầm đồ cầm những gì? Hiện nay, các tiệm cầm đồ nhận cầm hầu hết các loại tài sản miễn là có giá trị cầm cố. Một số loại tài sản phổ biến thường mang đi cầm cố như: cầm ô tô, cầm xe máy, cầm trang sức, cầm giấy tờ nhà đất, cầm thiết bị điện tử,…

Để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về cầm đồ là gì. Vietmoney sẽ phân tích chi tiết và đưa ra ví dụ cụ thể về đặc điểm trong lĩnh vực hoạt động cầm đồ ở phần tiếp theo.

2. Đặc điểm hoạt động cầm đồ là gì?

Một số đặc điểm của cầm đồ:

Cầm đồ là phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó người cầm cố tài sản hợp pháp của mình cho bên nhận cầm đồ để nhận về một khoản tiền vay nhất định. Ngược lại, bên cầm đồ sẽ mang tài sản hợp pháp để cầm cố nhầm đảm bảo nghĩa vụ vay tiền.

dịch vụ cầm đồ là gì
Hoạt động cầm đồ tại cửa hàng cầm đồ đảm bảo điều kiện về an ninh trật tự

Ví dụ: anh H mang ô tô đến hiệu cầm đồ Vietmoney để vay số tiền 50 triệu đồng.

  • Về giấy tờ pháp lý: Bên nhận cầm đồ phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ và tuân thủ các điều kiện về lãi suất cho vay, bảo quản tài sản,… theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ví dụ: Sau khi thỏa thuận, Vietmoney tiến hành làm thủ tục cầm đồ, ký kết hợp đồng và cam kết bảo tài sản của anh H theo thoả thuận trong hợp đồng.

  • Về việc trả lại tài sản cầm cố: Người cầm đồ thanh toán khoản vay đúng thời hạn theo quy định của hợp đồng để nhận lại tài sản. Nếu quá thời hạn thỏa thuận mà người cầm đồ không chuộc lại tài sản, bên nhận cầm đồ đương nhiên trở thành chủ sở hữu tài sản đó.

Ví dụ: Đến hạn chuộc tài sản, anh H đến cửa tiệm Vietmoney và trả lại số tiền đã vay kèm với lãi suất như thỏa thuận trong hợp đồng rồi nhận lại xe ô tô. Ngược lại, nếu anh H không trả khoản vay đúng hạn thì xe ô tô sẽ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Vietmoney. Ngoài ra, nếu khi nhận lại tài sản nếu anh H phát hiện tài sản bị hỏng hóc, xảy ra lỗi thì Vietmoney sẽ chịu trách nhiệm như cam kết ban đầu.

  • Về quyền sở hữu tài sản: Hai bên thỏa thuận về số tiền và thời hạn phải trả dựa trên giá trị khoản vay và thời gian cầm đồ. Tuy nhiên, trong thời hạn cầm đồ, chủ sở hữu tài sản vẫn là người cầm đồ, bên nhận là tiệm cầm đồ hay cơ sở kinh doanh dịch vụ không có quyền định đoạt và sử dụng tài sản đó.

Ví dụ: Mặc dù xe ô tô vẫn nằm trong kho bảo quản của Vietmoney thế nhưng anh H vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.

Hiện nay có một số cá nhân đang có nhu cầu vay tiền thông qua các dịch vụ cầm cố, nhưng chưa nắm rõ được thông tin và quy định về mặt pháp luật về dịch vụ cầm đồ, xảy ra những trường hợp rủi ro khi vay.

3. Lãi suất cầm đồ theo quy định của nhà nước 

Ngoài việc hiểu rõ cầm đồ là gì, bạn cũng cần quan tâm đến lãi suất cầm đồ và cách tính lãi suất cầm đồ hiện nay để tránh bị thiệt thòi khi cầm đồ.

Pháp luật đã quy định về lãi suất cầm đồ tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP như sau:

Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền thông qua dịch vụ cầm đồ để cầm cố tài sản  không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015:

– Lãi suất do các bên tự thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền đó

– Nếu mức lãi suất của các bên thỏa thuận vượt quá giới hạn quy định thì mức lãi suất sẽ không có hiệu lực

– Nếu giữa các bên không có sự xác định rõ mức lãi suất là bao nhiêu phần trăm và có sự tranh chấp xảy ra thì lãi suất sẽ được tính bằng 50% mức lãi quy định tại thời điểm đó.

Hiểu rõ về lãi suất để giảm thiểu rủi ro
Hiểu rõ về lãi suất để giảm thiểu rủi ro

Công thức chung để tính lãi suất là:

Tiền lãi hàng tháng = [ (lãi suất vay) x (giá trị khoản vay) ] : 100

Nhưng không phải tiệm cầm đồ nào cũng áp dụng cách tính trên. Hiện nay, trên thị trường có nhiều mức lãi suất khác nhau, có thể tạm hiểu như sau:

– Thông thường, lãi suất hợp lý rơi vào khoảng từ 2,5% đến 5% một tháng.

– Lãi suất thấp: từ 1% đến 3% một tháng.

– Lãi suất trung bình: từ 3% đến 5% một tháng.

– Lãi suất cao: trên 5% một tháng.

Ngoài ra, cũng có một số hiệu cầm đồ với mức lãi suất cao trong khoảng từ 7% đến 9% một tháng. Vì thế, tìm hiểu kỹ càng về lãi suất trước khi cầm đồ là rất cần thiết.

Xem thêm: Cửa hàng cầm đồ thanh lý xe máy HCM uy tín, giá tốt

4. Rủi ro khi cầm đồ là gì?

Cầm đồ là hình thức kinh doanh đầu tư có điều kiện và lãi suất phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Một số rủi ro người cầm đồ thường gặp phải là:

– Các cơ sở kinh doanh không đáp ứng đủ điện kiện theo quy định của pháp luật để có giấy phép kinh doanh hay điều kiện liên quan đến an ninh trật tự

– Lãi suất thực tế cho vay khá cao, bên nhận cầm đồ cũng có những cách “lách luật” mà người vay không biết

– Phát sinh các khoản phí về hợp đồng, đáo hạn, phí phạt, phí làm hồ sơ,…

Tuy nhiên, nhiều người vẫn lựa chọn sử dụng dịch vụ cầm đồ bởi tính nhanh chóng, tiện lợi mà nó đem lại. Cũng phải nói rằng kinh doanh cầm đồ được nhà nước và pháp luật công nhận, nhưng để lựa chọn đơn vị uy tín không phải dễ dàng. Vietmoney tự hào là đơn vị kinh doanh dịch vụ cầm cố hàng đầu tại TPHCM.

cam do la gi? Hiểu rõ về lãi suất để giảm thiểu rủi ro
Vietmoney đơn vị cầm đồ uy tín và chất lượng, đảm bảo an ninh trật tự

Hiện nay, Vietmoney đang nhận cầm các tài sản như: xe máy, ô tô, nhà đất, thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, điện thoại, máy tính, máy ảnh, sim số đẹp, trang sức, đồng hồ, vàng miếng. 9/10 người khi nhắc đến Vietmoney đều hài lòng vì chất lượng dịch vụ, ngoài ra các lợi ích bạn sẽ được nhận khi cầm đồ tại Vietmoney đó là:

– Lãi suất cầm đồ thấp và ưu đãi nhất hiện nay – chỉ từ 1%.

– Đảm bảo 100% tài sản được niêm phong, trả lại tài sản nguyên vẹn như lúc ban đầu, có bảo hiểm tài sản, có bảo hiểm cháy nổ,..

– Không phát sinh bất cứ phí phạt nào khi tất toán trước hạn.

Xem thêm quy định về cầm đồ từ Bộ luật Dân sự 2015

5. Điều Kiện Chủ Thể Kinh Doanh Dịch Vụ Cầm Đồ 

  1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đối với người Việt Nam:

– Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

– Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

– Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

– Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

  1. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
  2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.
cầm đồ như thế nào
Điều kiện chủ thể xin cấp phép kinh doanh cầm đồ là gì

6. Quy định về cơ sở hoạt động khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Để cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ được hoạt động cần tuân theo một số quy định sau:

  • Cửa hàng cầm đồ không được đặt trụ sở tại khu vực thuộc một trong các khu vực cấm của pháp luật như: Nhà tập thể, chung cư…
  • Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy.
  • Cơ sở kinh doanh phải chấp hành đầy đủ các điều kiện về an ninh trật tự công cộng.

7. Các mức phạt đối với hành vi vi phạm khi kinh doanh cầm đồ 

Khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ, nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm thì có thể bị xử phạt theo Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

STTHành vi vi phạmMức phạt tiền
1

– Không xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;– Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

– Không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

500.000 – 1.000.000 Đồng
2

– Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;– Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định;

– Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;

– Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền.

2.000.000 – 5.000.000 Đồng
3– Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.5.000.000 – 15.000.000 Đồng
4– Cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có.20.000.000 – 30.000.000 Đồng

8. Giải đáp một số câu hỏi thắc mắc thường gặp

Chủ sở hữu tài sản có những quyền hạn gì?

Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chủ sở hữu tài sản có quyền bán, tặng, cho mượn, trao đổi, thừa kế, tiêu dùng, từ bỏ, tiêu hủy tài sản theo quy định của pháp luật về tài sản.

Người không phải chủ sở hữu tài sản có những quyền định đoạt gì?

Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Dân sự năm 2015, người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản nếu được chủ sở hữu ủy quyền hoặc pháp luật yêu cầu.

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ không giấy phép bị xử phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể bị xử phạt lên đến 10.000.000 đồng tùy vào mô hình kinh doanh.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ cầm đồ là gì. Khi bạn có nhu cầu cầm đồ hoặc tìm hiểu thêm thông tin chi tiết. Quý khách hàng vui lòng liên hệ địa chỉ bên dưới để được giải đáp chi tiết.

Công ty cổ phần Vietmoney

  • Địa chỉ: Tòa nhà Etown – 11 Đoàn Văn Bơ, Phường 13, Quận 4, Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 1900 8009
  • Website: www.vietmoney.vn
  • Email: [email protected]

Bài viết liên quan