Có cuộc sống đầy đủ và giàu có là ước mơ không hề dễ dàng nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được. Hãy đặt mục tiêu tài chính cụ thể cho mình, đối mặt với những vấn đề hiện có, lên kế hoạch và trang bị cho mình những kỹ năng thực tế và cần thiết để quản lý, kiếm cũng như tích luỹ tiền bạc
Điều quan trọng không phải bạn kiếm được bao nhiêu, mà là tiền của bạn tiêu vào đâu? Thường chúng ta hay có suy nghĩ là tự kiếm ra tiền và thích tiêu vào đâu thì tiêu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa khi bạn có thu nhập ổn định rồi là bạn ngay lập tức cần mua căn hộ mới, xe mới, quần áo và đồ dùng mới mà xài hết khoản thu nhập hằng tháng
Đừng nhầm lẫn giữa sự thỏa mãn vật chất với hạnh phúc. Nếu không, bạn sẽ sớm mắc kẹt trong vòng quay xa hoa ảo này, hạnh phúc bây giờ mà sau này trắng tay vì chẳng có tiền để cưới vợ, lấy chồng, sinh con, lo cho ba mẹ, về hưu,…. Lời khuyên ở đây là: Đừng dựa vào tài sản để tìm niềm vui. Tất cả những đồ mới mua đều sẽ cũ đi theo thời gian. Còn bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy thỏa mãn.
2. Mua những thứ bạn chẳng cần
Phần lớn chúng ta thích khoe khoang một chút về những gì mình có chẳng hạn như thấy người ta đang có điện thoại iphone 5, bạn lại chưa có tiền để mua thì lại sống ảo, ép minh tiết kiệm không chỉ để mua ip5 mà phải hơn người ta với chiếc ip6. Trong khi công dụng cũng như nhau, nghe gọi, chơi game, nghe nhạc, chụp hình,…nhưng vì thể hiện mình cũng có như ai mà vô tình xài thứ không đáng đồng tiền.
Hoặc theo thói quen, bạn thường mua những sản phẩm khuyến mãi, mua 1 chai nước lau sàn giá 100k, nhưng chương trình khuyến mãi nếu mua chai thứ 2 sẽ chỉ còn 50k. Thế là bạn mua tận 2 chai với giá 150k, trong khi chưa biết khi nào mới sử dụng chai thứ 2. Nếu lấy 50k đó đi kinh doanh hay đầu tư biết đâu nó còn đẻ ra số tiền lớn hơn 100k, mua chai thứ 2 mà vẫn còn dư luôn
Hãy nghĩ xem, bạn tốn kém rất nhiều cho những thứ bạn không cần đến để làm gì? Rốt cuộc là bạn quá lãng phí, và thật khó mà giàu nổi nếu bạn cứ chạy theo kiểu tiêu xài hoang phí vớ vẩn như thế. Hãy tiêu tiền cho những thứ bạn thật sự cần, cho chính bạn chứ không phải để chứng tỏ với người khác.
“Nếu bạn cứ mua những thứ bạn không cần, sớm muộn thì bạn sẽ phải bán những thứ bạn cần đi thôi”, Warren Buffet. Hãy tiêu tiền cho những thứ bạn thật sự cần, cho chính bạn chứ không phải để chứng tỏ với người khác
3. Không có kế hoạch
Hãy đặt ra cho mình những mục tiêu tài chính cụ thể. Tuỳ vào mục đích sống, bạn hãy đặt mục tiêu phù hợp cho mình, đó có thể có trở thành triệu phú đô-la, tiết kiệm tiền tỷ để mua nhà hay chỉ là đạt thu nhập một hai chục triệu mỗi tháng. Mục tiêu tài chính cụ thể giúp bạn thấy được rõ ràng cái đích để vạch ra kế hoạch cho mình và hành động nhằm đạt được mục tiêu.
4. Đứng núi này trông núi nọ
Nghe người khác kể chuyện họ đầu tư kiếm được nhiều tiền, bạn lập tức lao theo. Nên nhớ rằng họ đầu tư thành công vì họ hiểu rõ lĩnh vực ấy và biết cách đầu tư hiệu quả. Quăng tiền vào những nơi mà chính bạn không hiểu làm thế nào để kiếm tiền thì cũng như quăng tiền ra cửa sổ.
5. Chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất
Đa số chúng ta sống mà chỉ dựa trên một nguồn thu nhập duy nhất và cảm thấy hài lòng khi có thể trang trải đủ cho cuộc sống hiện tại. Không chỉ có những người đi làm, một số những người tự kinh doanh cũng có thể chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu. Tạm thời thì mọi việc có thể ổn đấy, nhưng ai biết đâu được lúc nào bạn sẽ đột ngột mất đi nguồn thu nhập duy nhất đó. Đó thực sự là thảm hoạ mà lúc này bạn không thể hình dung được. Vì vậy, đừng bỏ tất cả trứng của mình vào cùng một rổ, tốt nhất nên kiếm thêm một nguồn thu phòng hờ khác!
6. Lạm dụng thẻ tín dụng
Bạn có biết rằng các hãng thẻ tín dụng lớn có cả danh sách những người trẻ mà họ có thể liên lạc ngay khi biết bạn có nguồn thu nhập đầu tiên? Họ sẽ gọi cho bạn và nói rằng bạn đáp ứng các tiêu chuẩn mở thẻ. Và thế là bạn đã có thẻ tín dụng.
Nhưng hãy nhớ, thẻ tín dụng không phải tiền cho không. Nó chỉ giúp bạn mua những thứ mà bạn chưa trả được ngay bây giờ. Nó kích thích bạn mua đồ chỉ bởi vì bạn có thể. Thêm vào đó, nếu mua một món hàng giá trị nhỏ, bạn thường chủ quan về tiền lãi và quên bẵng đi. Đến khi nhớ ra, bạn có thể sẽ phải trả một số tiền khổng lồ. Lời khuyên là: Nếu bạn không tự ép bản thân phải trả tiền đúng hạn, đầy đủ, đừng bao giờ mở thẻ tín dụng.
7. Không cố gắng tăng thu nhập cho mình
Nếu ai đó hỏi bạn về việc để dành nhiều tiền hơn, có phải bạn sẽ nghĩ ngay đến chuyện cắt giảm chi tiêu? Thôi nào, cách đó có thể giúp bạn tiết kiệm tiền nhiều hơn thật nhưng không thể nào giúp bạn trở nên giàu có, hay ít nhất là thấy thoải mái và hài lòng với cuộc sống. Hơn nữa, cắt giảm chi tiêu cũng không phải là giải pháp lâu dài và bạn rất dễ bỏ cuộc giữa chừng. Nếu muốn có nhiều tiền hơn, dành dụm được nhiều hơn, hãy tìm cách tăng thu nhập của bạn.
8. Ưu tiên tiêu tiền hơn là dành dụm
Với áp lực của cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường có cảm giác nên đáp ứng đầy đủ cho các nhu cầu trước mắt đâu vào đó đã rồi mới lo tiết kiệm. Nhưng như thế cũng có thể đồng nghĩa với việc bạn sẽ chẳng bao giờ dành dụm, vì nhu cầu hàng ngày là không bao giờ kết thúc cả. Hầu hết những người giàu có ý thức tích luỹ tiền và đầu tư sinh lời từ rất sớm, họ không bao giờ đợi hết cái này đến cái khác rồi mới làm giàu.
Đừng bao giờ nghĩ là “ăn còn không đủ nói gì đến tiết kiệm”. Nếu bạn đợi đến khi tiền lương dư xài mới để dành thì chẳng bao giờ bạn có thể để dành tiền được đâu. Nhu cầu tiêu xài của con người là vô hạn, chẳng bao giờ là đủ chứ đừng nói đến dư thừa, khéo co kéo thì bạn sẽ giữ được tiền thôi.
9. Không đối mặt với tình hình tài chính của mình
Cũng giống như một người bị béo phì nhưng quá lười hoặc không đủ động lực để giảm cân, họ thường sẽ tránh soi gương để thấy mình quá béo. Khi bạn ngại kiểm tra xem tình hình tài chính của mình như thế nào, bạn kiếm được bao nhiêu, để dành bao nhiêu, nợ bao nhiêu và liệu bạn có nên làm gì để cải thiện tài chính, có lẽ bạn cũng đã tự biết rằng mình quản lý tiền không hề tốt và dần mất kiểm soát tài chính rồi.
Ai trong đời cũng có lúc gặp khó khăn về tiền bạc, đừng ngại đối mặt với nó và tìm cách giải quyết. Trong phần lớn trường hợp, sẽ luôn có cách để vượt qua, thậm chí có khi đó còn là cơ hội để đổi đời nữa.