Về VietMoney

Ai cũng có một đời đáng sống

Nhóm máu nói gì về cách quản lý tiền của bạn?

Picture of Đội ngũ VietMoney
Đội ngũ VietMoney

24/06/2025

Nhóm máu của bạn cũng có thể nói lên vài điều về bản thân bạn. Mỗi nhóm máu nên giữ tiền như thế nào? Hãy xem cách sử dụng đồng tiền của bạn có thực sự phù hợp với nhóm máu của mình không nhé!

Nội dung chính

1. Nhóm máu A

Những người có nhóm máu A được gọi là “người nông dân”. Lịch sử cho thấy họ có thiên hướng nhà nông, bắt nguồn từ việc hợp tác sản xuất trên đồng ruộng. Người ở nhóm máu A thường sẽ khá ngăn nắp và là những người lao động tận tâm, có trách nhiệm. Họ luôn cẩn trọng và dành nhiều thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định, đồng thời thoải mái khi được xử lý lần lượt từng việc một hơn. 

Tuy bình thường, họ rất tử tế, trung thành, nhẫn nại và biểu lộ thái độ bình tĩnh, nhưng đôi lúc họ cũng có thể trở nên cực kỳ ngang bướng, cầu kì và hay lo âu. Những người có nhóm máu này phù hợp với các ngành toán học và khoa học, đòi hỏi việc nghiên cứu. Ngoài ra, vì có xu thế hướng nội, họ cũng sẽ thành công trong những ngành nghề cho phép họ làm việc độc lập hoặc theo nhóm bởi họ rất biết cách lắng nghe.

Bí quyết giữ tiền cho người nhóm máu A là bạn không nên giữ quá nhiều tiền mặt, bạn có thể tham gia các cơ hội đầu tư nhằm sinh lời như: Bất động sản, cổ phiếu,…

2. Nhóm máu B  

Nhìn chung, nhóm máu B là những người thích làm từ thiện và giúp đỡ người khác. Bất kỳ ai cần sự hỗ trợ của bạn cũng cố gắng hết mình để giúp mà không nghĩ đến tư lợi của bản thân, có 1 cho 10. Vậy nên hãy giữ tiền theo hình thức bất động sản. 

Sáng tạo, tò mò, nhiệt huyết, những tâm hồn tự do này luôn biết cách lan truyền tình yêu khám phá của mình đến mọi người . Bên cạnh tính cách vui vẻ, duyên dáng và linh hoạt thường thấy, thì người có nhóm máu B ở mặt tiêu cực, họ có thể khá vô trách nhiệm, do dự và khó đoán. 

Những người có nhóm máu này thường rất giỏi về nghệ thuật hoặc các ngành nghề cho phép họ di chuyển và đi lại. Bạn sẽ luôn cảm thấy vui vẻ mỗi khi ở gần một người nhóm máu B.

Cùng với nhiệt huyết và tính sáng tạo cao, hãy làm cho bản thân một cú bậc thật mạnh trong vấn đề giữ vững tài chính nhé!

3. Nhóm máu AB

Những người có nhóm máu AB được gọi là “người nhân văn”. Những cá nhân độc đáo này thật sự vẹn cả đôi đường khi sở hữu đặc điểm của cả hai nhóm máu A và B. Với óc phân tích và tư duy, họ có thể là những nhà tư tưởng và triết học xuất sắc. 

Một mặt, họ có thể rất tự tin và thân thiện, song đôi lúc họ cũng có thể khá nhút nhát và lo lắng khi một vấn đề chưa được giải quyết. Họ nổi tiếng là những con người lập dị, tài năng và đầy bí ẩn. 

Tuy nhiên, họ sẽ có nhược điểm là hững hờ, “não cá vàng” và khó tính. Người có nhóm máu AB sẽ thành công những ngành nghề yêu cầu họ làm việc và thương thảo với người khác, chẳng hạn như y tế hay dạy học.

Với cá tính mạnh mẽ, người có nhóm máu AB hãy thử mạo hiểm để đồng tiền có thể sinh lời nhiều hơn nhé! Một vài kế hoạch hợp tác làm ăn với bạn bè, chia sẻ vốn đầu tư để kiếm tiền cũng là những ý tưởng hay ho đấy!

4. Nhóm máu O

Họ thường là những người đi đầu xu hướng và có tố chất lãnh đạo bẩm sinh. Họ không quan tâm đến tiểu tiết, mà thay vào đó tập trung vào bức tranh tổng thể. 

Đầy tham vọng, kiên quyết và lạc quan, họ chỉ ngừng lại một khi đã vươn tới mục tiêu chính mình đặt ra. 

Tuy nhiên, mặt trái tính cách của họ là có thể ích kỷ, tham công tiếc việc và thậm chí khá tàn nhẫn. Với cá tính dám nghĩ dám làm, những người có nhóm máu này rất thích hợp làm kinh doanh hay vận động viên và thành công ở các vị trí lãnh đạo.

Người có nhóm máu O thường là những người dễ tin người, vậy nên bạn hãy gửi tiền cho cha mẹ và những người đáng tin cậy để tích lũy cho mình một ít vốn nhé!

VietMoney – Cầm Đồ Chính Trực

Hơn 8 năm đồng hành, VietMoney luôn là chỗ dựa tin cậy, hỗ trợ tài chính kịp thời để bạn vượt qua khó khăn. Với chúng tôi, sự tử tế, chân thành và đáng tin cậy là những giá trị cốt lõi, giúp bạn vượt qua mọi thử thách.

Bài viết mới nhất

Dùng axit để thử vàng cũng đưa ra kết quả tốt
Đọc ngay
giay-cam-vang-thumb
Đọc ngay
kim-cuong-do-thumb
Đọc ngay

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả theo phương pháp 50/30/20

Picture of Đội ngũ VietMoney
Đội ngũ VietMoney

24/06/2025

Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách Dạy con làm giàu đã khẳng định: “Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Vì vậy khi cầm tiền trong tay, việc đầu tiên không phải là tiêu nó vào việc gì mà hãy nghĩ đến việc quản lý số tiền này như thế nào. Phương pháp 50/30/20 chính là cứu cánh cho những ai đang tập tành quản lý tài chính cá nhân.
 
Nguyên tắc 50/20/30 được Elizabeth Warren – nhân vật được Tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2017 đề cập trong cuốn sách của bà. Nói cho đơn giản, phương pháp 50/30/20 sẽ chia thu nhập của các bạn ra từng nhóm riêng biệt, từ đó giúp bạn có kế hoạch tài chính rõ ràng hơn. 

Nội dung chính

1. Nhóm 50%: Nhóm chi phí thiết yếu

Chi phí thiết yếu là những chi phí bạn nhất định phải bỏ ra dù bạn đang ở giai đoạn nào đi chăng nữa và tương đối giống nhau ở tất cả mọi đối tượng, đó sẽ là những khoản như thực phẩm, thuê nhà, điện, nước, internet,… Bạn không nên chi quá 50% số lương cho những chi phí này, nhưng nếu bạn lỡ vượt quá con số trên, hãy giảm bớt chi phí bằng cách nấu ăn tại nhà, di chuyển bằng phương tiện công cộng, tiết kiệm điện,… Trong trường hợp bất khả kháng, bạn sẽ phải cắt bớt những khoản khác để bù vào chi phí thiết yếu.

2. Nhóm 30%: Nhóm linh hoạt

Đây là nhóm dành cho những hoạt động giải trí/ hưởng thụ/chi phí bất ngờ khác. Đây có thể là một buổi cà phê “sang chảnh” với bạn bè, tiền để dành cho một chuyến đi phượt, mua một chiếc điện thoại mới, sửa chiếc xe bỗng dưng chết máy dọc đường… Nhìn chung, nhóm này linh hoạt là bởi trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều khoản phải chi dùng mà không thể kể tên. mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng nhóm tích luỹ lên.

3. Nhóm 20%: Nhóm tích luỹ – Mục tiêu tài chính

Đây là khoản dành để tích luỹ, đầu tư cho tương lai. thông thường, nhóm này dùng để bỏ tiết kiệm, đầu tư vào các kênh sinh lời (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,..), đầu tư cho giáo dục để có một vị trí tốt hơn cho tương lai. Giá trị khoản này càng lớn thì cuộc sống của bạn khi về hưu càng được đảm bảo.

VietMoney – Cầm Đồ Chính Trực

Hơn 8 năm đồng hành, VietMoney luôn là chỗ dựa tin cậy, hỗ trợ tài chính kịp thời để bạn vượt qua khó khăn. Với chúng tôi, sự tử tế, chân thành và đáng tin cậy là những giá trị cốt lõi, giúp bạn vượt qua mọi thử thách.

Bài viết mới nhất

Dùng axit để thử vàng cũng đưa ra kết quả tốt
Đọc ngay
giay-cam-vang-thumb
Đọc ngay
kim-cuong-do-thumb
Đọc ngay

30 tuổi, tôi vẫn chẳng có đồng tiết kiệm nào: Suy nghĩ “tiền chẳng thể mang theo khi chết đi” đã hủy hoại rất nhiều người trẻ, trong đó có tôi!

Picture of Đội ngũ VietMoney
Đội ngũ VietMoney

24/06/2025

Trong khi các nghiên cứu chỉ ra rằng người Việt có tinh thần tiết kiệm nhất thế giới thì bạn lại không hiểu sao mình gần 30 tuổi vẫn không có trong tay một cuốn sổ tiết kiệm nào?

 

Hôm trước ngồi cùng cô em sinh năm 1995, cô tỏ ra rất ngạc nhiên khi tôi nói rằng tôi không hề có tiền tiết kiệm. 30 tuổi, đi làm cũng gần chục năm chứ không phải ít, mà tiền tiết kiệm vẫn bằng 0. Nghe thật hoang đường, ấy nhưng đó là sự thật. Tôi còn nhớ, mặt cô em ấy ngỡ ngàng và liên tục trách móc tôi đã tiêu vào những gì để không có nổi một cái sổ tiết kiệm! Thú thật, tôi hơi xấu hổ, và về nhà nghĩ mãi về cuộc gặp gỡ này, về hai chữ Tiết Kiệm mà bao năm qua không hề có ý niệm trong đầu. 

Nội dung chính

Dưới đây là những lý do tôi liệt kê ra, về việc tại sao tôi không có xu tiết kiệm nào. Tôi không bao biện, mà thấy quả tình thời gian qua tôi đã tiêu pha thực sự quá trớn. Đặt ngược lại vấn đề, khi có vấn đề lớn xảy ra, tôi sẽ lấy đâu ra nguồn tiền dự trữ để giải quyết chúng? Thật sự tai hại! Đáng nói, không chỉ riêng tôi, mà tôi biết kha khá người cùng chung lối sống “có bao nhiêu, tiêu bấy nhiều” như vậy. Bạn hãy đọc bài viết này, và thay đổi bản thân ngay trước khi quá muộn. 

Chưa rơi vào tình huống khẩn cấp bao giờ

Nhiều người (giống như tôi) chẳng tiết kiệm được không phải vì lương quá thấp mà đơn giản vì họ không hiểu được những khoản tiền “phòng thân” có ý nghĩa ra sao lúc nguy cấp. 

Theo các chuyên gia tài chính, dù là tuýp người hiện đại, biết hưởng thụ và sống vì hiện tại, bạn vẫn nên có một khoản tiết kiệm nhỏ để phòng thân cho những tình huống khẩn cấp như ốm đau, tai nạn, bệnh tật hoặc gặp phải những rủi ro bất ngờ nào đó. Nếu bạn từng rơi vào cảnh lên cơn đau ruột thừa mà trong người không có tiền để nhập viện, làm phẫu thuật, bạn sẽ thấm thía nỗi đau này hơn bao giờ hết.

Tương tự, nếu bạn còn được bố mẹ chu cấp, sẵn sàng mua xe cộ hay những khoản việc lớn trong đời đều có bố mẹ cáng đáng, bạn sẽ thấy không có lý do gì phải tiết kiệm cả.

Chỉ nhớ ra cần tiết kiệm khi đã hết tiền

Khi có lương, người biết quản lý tài chính luôn biết gửi tiết kiệm online hoặc để riêng một khoản dù nhỏ, sau khi trừ đi các khoản phải chi dự tính. Ngược lại, tôi và những người thích tiêu tiền bừa phứa lại chỉ nhớ ra mình phải tiết kiệm khi rơi vào cuối chu kỳ trả lương. Thói đời, thường khi hết tiền, người ta sẽ tự vấn an bản thân và đặt ra rất nhiều lời hứa trong tương lai nhưng khi có tiền thì mọi thứ lại bay biến rất chóng vánh.

Thế nên tôi khuyên thật, dù ít hay nhiều, hãy tự đặt ra mức ngân sách tối đa chi tiêu trong tháng rồi để riêng một khoản tiết kiệm sang một bên. Nếu sợ tiêu lẹm vào, bạn có thể sử dụng công cụ tiết kiệm gửi góp của các ngân hàng hiện nay, cho phép gửi số tiền chỉ từ 50.000 đồng trở lên và gửi bất cứ lúc nào bạn muốn. Hoặc cách đơn giản khác là nhờ người thân giữ hộ. Cách này là để mỗi khi định rút tiền mua sắm gì đó, bạn kiểm tra tài khoản thanh toán thấy số dư còn không nhiều, cách chi tiêu ắt sẽ phải điều chỉnh theo

Nghĩ tiết kiệm là ky bo

Tôi đã từng có suy nghĩ như thế. Và cái giá là bây giờ tôi cực kỳ ân hận vì sự ấu trĩ của mình. Nếu bạn cũng có suy nghĩ này, đây chắc hẳn là sai lầm lớn nhất cản trở việc bạn có một cuốn sổ tiết kiệm cho riêng mình. 

Những người giàu thường tiêu ít, làm nhiều. Vì không muốn mang tiếng ky bo, bạn luôn thích lên “đời” các vật dụng. Thay vì chỉ nghĩ đến mua chiếc TV mới khi nó hỏng, bạn luôn muốn mang về nhà chiếc TV dùng công nghệ mới nhất. Hay đôi giày thời trang mới ra lò, bạn cố kiết mua bằng được, dù tủ giày của bạn chật ních và đi chẳng hết. 

Cho rằng “tiền chẳng thể mang theo khi chết đi”

Suy nghĩ này rất đúng. Tôi xưa giờ vẫn quan niệm như vậy. 

Nhưng, sự thật là chi phí mai táng càng đắt đỏ. Điều đó có nghĩa rằng, nếu bạn không có một khoản tiết kiệm nào, bạn đã để lại những gánh nặng không hề nhỏ cho người thân của mình. Hình dung tới việc này, tôi nổi hết da gà. Sống làm gánh nặng người khác và khi lìa đời vẫn là gánh nặng của người khác, thật sự đáng sợ. 

Do đó, bên cạnh việc biết hưởng thụ, bạn cũng nên học cách tiết kiệm, nhất là thời trẻ.  

VietMoney – Cầm Đồ Chính Trực

Hơn 8 năm đồng hành, VietMoney luôn là chỗ dựa tin cậy, hỗ trợ tài chính kịp thời để bạn vượt qua khó khăn. Với chúng tôi, sự tử tế, chân thành và đáng tin cậy là những giá trị cốt lõi, giúp bạn vượt qua mọi thử thách.

Bài viết mới nhất

Dùng axit để thử vàng cũng đưa ra kết quả tốt
Đọc ngay
giay-cam-vang-thumb
Đọc ngay
kim-cuong-do-thumb
Đọc ngay

4 Gánh nặng tài chính gia đình lớn nhất ai cũng phải đối mặt

Picture of Đội ngũ VietMoney
Đội ngũ VietMoney

24/06/2025

Mỗi gia đình đều có những gánh nặng tài chính riêng tại mỗi thời điểm khác nhau.
Tài chính vững vàng là nền tảng quan trọng để vun đắp hạnh phúc gia đình bền lâu nhưng nếu thiếu thốn sẽ là nguyên nhân khiến gia đình gặp nhiều khó khăn và bất trắc. Chính vì vậy ai trong số chúng ta cũng phải đối mặt với những gánh nặng tài chính của gia đình mình để tìm cách giải quyết tốt nhất.

Nội dung chính

1. VIỆN PHÍ

Với khoản thu nhập ít ỏi hàng tháng phải chi trả bao nhiêu khoản, nếu không tiết kiệm trong thời gian dài thì số tiền phẫu thuật, điều trị 100 triệu, 300 triệu, 500 triệu cần có ngay tức khắc là con số quá lớn, quá sức cho một gia đình bình thường.


Vì vậy hãy tự bản thân chuẩn bị nguồn tài chính vững chắc nhất dự phòng cho tương lai bằng cách tham gia bảo hiểm nhân thọ để gánh nặng viện phí chuyển giao cho công ty bảo hiểm. Như vậy bạn và gia đình có thể an tâm chữa trị, mau chóng khỏe mạnh và sớm ổn định lại cuộc sống

2. HỌC PHÍ

Là cha mẹ không ai là không muốn chặng đường học tập của con được vẹn toàn và tươi sáng. Nhưng thực sự con đường học tập của con chưa bao giờ dễ dàng với cha mẹ về mặt tài chính bởi chặng đường rất dài và học phí không phải con số nhỏ. Hiện nay, học phí cũng tăng, với đồng lương ít ỏi của cha mẹ cố gắng chắt bóp lắm mới lo cho con đủ tiền học ở các cấp dưới.

3. GÁNH NẶNG TUỔI GIÀ

“Bạn có thể trẻ mà không có tiền nhưng bạn không thể già mà thiếu nó đâu”. Đúng vậy, tuổi trẻ bạn có sức khỏe và nhiều cơ hội nên dễ dàng xoay sở để duy trì cuộc sống, nhưng khi về già điều này sẽ rất khó khăn. Bởi sức khỏe của bạn không còn đảm bảo để lao động, hơn nữa rất dễ ốm đau bệnh tật khiến bạn càng tốn kém tiền bạc.


Do vậy, hãy chọn cách tiết kiệm vừa có thể dự phòng rủi ro vừa tích lũy khi về già.

4. NHỮNG KHOẢN NỢ

Không ai muốn nợ nần nhưng cuộc sống sẽ có nhiều lúc bạn rất cần tiền mà không thể xoay sở ở đâu được ngoài cách đi vay nợ.


Vay vốn cũng không hề đơn giản, vay tín dụng đen thì lãi suất “cắt cổ”, vay ngân hàng thì phải trả đúng hạn nếu không rơi vào nợ xấu và không thể vay được nữa. Hãy tìm cách cân đối tài chính và dự phòng từ sớm cho tương lai với VietMoney để không vướng phải những khoản nợ nần.

Đăng ký tại https://bit.ly/2S62pct
Hotline: 1900 8009
Email: [email protected]

VietMoney – Cầm Đồ Chính Trực

Hơn 8 năm đồng hành, VietMoney luôn là chỗ dựa tin cậy, hỗ trợ tài chính kịp thời để bạn vượt qua khó khăn. Với chúng tôi, sự tử tế, chân thành và đáng tin cậy là những giá trị cốt lõi, giúp bạn vượt qua mọi thử thách.

Bài viết mới nhất

Dùng axit để thử vàng cũng đưa ra kết quả tốt
Đọc ngay
giay-cam-vang-thumb
Đọc ngay
kim-cuong-do-thumb
Đọc ngay

TẠI SAO NGƯỜI GIÀU CỨ GIÀU, NGƯỜI NGHÈO CỨ NGHÈO?

Picture of Đội ngũ VietMoney
Đội ngũ VietMoney

24/06/2025

Ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”. Chính vì vậy nhiều người không bao giờ nhìn thấy những nhược điểm của mình để tự khắc phục và cuối cùng nghèo vẫn hoàn nghèo.

Chuyện anh nông dân

Có anh nông dân tên Nghèo, ông bà để lại cho 3 thửa ruộng. Mỗi năm ba vụ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sau khi trừ tiền giống, tiền phân, tiền phơi… và không bị lũ lụt, sâu rầy thì chỉ kiếm đủ tiền chi tiêu ăn uống. Năm ngoái xã mở đường nhựa qua ruộng Nghèo, tiền đền bù cũng được kha khá, nhưng chỉ ăn được hơn năm thì lại… nghèo.

Một anh nông dân khác tên Giàu, nhà cũng 3 thửa ruộng, cũng làm quần quật như anh Nghèo. Cuối vụ đập lúa xong anh hốt trấu về om bếp, xin người ta rơm rạ rồi bó lại thuê xe thồ đến bán cho nhà người xóm trên nuôi bò. Tối nằm vắt tay lên trán anh chợt nghĩ, sao nông dân thì cứ phải bán thóc nhỉ?

Thế rồi anh học người ta lấy gạo làm sợi bún, đem bỏ mối ngoài thị xã. Anh thấy hạt gạo chỉ chế biến chút thôi đã bán được giá gấp 5 lần. Thấy Nghèo mất ruộng, Giàu cho thuê ruộng cày, mua gạo của Nghèo về làm bún bán, không làm ruộng nữa.

Chuyện cô thợ dệt

Cô thợ dệt tên Nghèo, làm công nhân trên tỉnh, một ngày đạp máy 12h, đã 4 năm nay cô chỉ may cái túi vào áo. Vật giá leo thang, tiền lương vẫn thế, khó sống quá, cô rủ chị em đình công đòi tăng lương, chủ bảo 4 năm cô cũng chỉ làm được từng ấy việc, sao tôi phải tăng lương?

Một cô thợ may khác tên Giàu, làm cùng khâu với cô Nghèo. Giàu làm được 3 tháng biết việc rồi là xin sang tổ khác, cứ thế 2 năm sau đã thạo làm hết các khâu. Chủ đưa cô lên làm trưởng ca, lo chỉ bảo đôn đốc chị em trong xưởng.

Cuối năm rồi Giàu xin nghỉ về quê 3 tháng, dạy chị em trong làng xỏ kim may áo, vay tiền mua máy rồi lên tỉnh nói với chủ “chị giao áo cho em may, thợ em ở nhà không phải ăn cơm ở trọ nên em giao hàng giá rẻ hơn cho chị”. Còn Nghèo đâu biết vì có những người như Giàu mà Nghèo chả được tăng lương.

Chuyện anh họa sĩ

Một anh họa sĩ tên Nghèo, làm công ở xưởng chép tranh. Nghèo khéo tay vẽ đẹp, tranh của danh họa nào vẽ cũng giống một chín một mười. Nhưng đã sáu năm rồi, Nghèo vẫn cứ… chép tranh.

Còn anh họa sĩ tên Giàu, chép tranh chả đẹp bằng Nghèo, chủ bán không được nên cho nghỉ việc. Giàu ngẫm tranh chép cũng là đồ giả mà lại đắt, chỉ bọn trọc phú mới mua. Giàu phóng tranh thành ảnh, lồng khung sang trọng rồi bán giá chỉ bằng 1/4 tranh của ông chủ nơi Nghèo làm việc. Thấy Giàu phất nhanh Nghèo hỏi cách nào, Giàu bảo “tại tớ bán khung mà người thì lại mua tranh”.

Ngẫm ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”

VietMoney – Cầm Đồ Chính Trực

Hơn 8 năm đồng hành, VietMoney luôn là chỗ dựa tin cậy, hỗ trợ tài chính kịp thời để bạn vượt qua khó khăn. Với chúng tôi, sự tử tế, chân thành và đáng tin cậy là những giá trị cốt lõi, giúp bạn vượt qua mọi thử thách.

Bài viết mới nhất

Dùng axit để thử vàng cũng đưa ra kết quả tốt
Đọc ngay
giay-cam-vang-thumb
Đọc ngay
kim-cuong-do-thumb
Đọc ngay

Cách dùng thẻ tín dụng không lãi suất, vừa thông minh vừa an toàn

Picture of Đội ngũ VietMoney
Đội ngũ VietMoney

24/06/2025

Thẻ tín dụng từ lâu đã trở thành công cụ thanh toán tiện lợi, giúp người dùng dễ dàng chi tiêu trước – trả tiền sau. Dù thông thường loại thẻ này đi kèm với mức lãi suất nhất định, vẫn có những cách dùng thẻ tín dụng không lãi suất một cách hợp lý và hiệu quả. Nếu bạn muốn tận dụng tối đa lợi ích của thẻ tín dụng mà không tốn thêm chi phí, đừng bỏ qua những hướng dẫn quan trọng dưới đây.

Nội dung chính

Tổng quan về thẻ tín dụng

cách dùng thẻ tín dụng không lãi suất
Cần hiểu rõ về thẻ tín dụng trước khi sử dụng nhé!

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là một loại thẻ cho phép khách hàng vay tiền từ ngân hàng để thực hiện việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ trước. Sau đó, bạn sẽ có một khoảng thời gian nhất định để hoàn trả lại đầy đủ số tiền đã vay. Nếu quá hạn (thường là 30 – 45 ngày), bạn sẽ bị tính thêm lãi suất và các phụ phí khác.

Lợi ích khi đăng ký làm thẻ tín dụng

Trước khi đến với cách dùng thẻ tín dụng không lãi suất, chúng tôi sẽ chỉ rõ các lợi ích bạn nhận được khi dùng thẻ tín dụng.

  • Bạn có thể dễ dàng thực hiện việc mua sắm giá trị lớn và trả nợ theo từng phần nhỏ.
  • Việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng vô cùng tiện lợi nếu vô tình hay chủ đích không mang theo nhiều tiền mặt.
  • Bạn sẽ dự thảo ngân sách một cách cụ thể và dễ dàng hơn nhờ có bảng sao kê của thẻ tín dụng.
  • Ngoài ra, khi tích cực quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt, bạn sẽ được tích điểm cho mỗi lần rút. Điều này sẽ tạo ra lợi thế để bạn thực hiện các khoản vay sau này với ngân hàng.

Những điều cần cân nhắc khi sử dụng thẻ tín dụng

cách dùng thẻ tín dụng không lãi suất
Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quẹt thẻ

Sử dụng thẻ tín dụng mang lại nhiều tiện ích, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nếu không quản lý tốt. Dưới đây là những yếu tố bạn nên cân nhắc trước khi quẹt thẻ:

  • Hiểu rõ kỳ hạn thanh toán: Luôn nắm rõ ngày sao kê và ngày thanh toán để tránh bị tính lãi suất và phí phạt trễ hạn.

  • Chi tiêu trong khả năng chi trả: Đặt giới hạn chi tiêu cá nhân thấp hơn hạn mức thẻ để đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ mỗi tháng.

  • Tận dụng ưu đãi đúng cách: Lựa chọn thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu (tích điểm, hoàn tiền, ưu đãi du lịch,…) để tối ưu lợi ích.

  • Kiểm tra kỹ các khoản phí: Ngoài lãi suất, hãy lưu ý đến phí thường niên, phí rút tiền mặt, và các khoản phí tiềm ẩn khác.

  • Bảo mật thông tin thẻ: Không chia sẻ số thẻ, CVV hoặc mã OTP với bất kỳ ai để tránh nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.

Sự chủ động và hiểu biết khi sử dụng thẻ tín dụng sẽ giúp bạn tận hưởng lợi ích tài chính mà không lo rủi ro phát sinh.

Việc không kiểm soát chi tiêu cẩn thận, mắc những sai lầm trong chi tiêu sẽ khiến bạn không thể trả tiền thẻ tín dụng đúng thời hạn vay. Nhiều người do tự tin thái quá, biết được cách dùng thẻ tín dụng không lãi suất trong vòng 30 – 45 ngày nên cứ chủ quan và tiêu xài xả láng. Kết quả là nợ nần chồng chất và bị cái nghèo bủa vây. Nhiều chủ thẻ tín dụng đã rơi vào tình cảnh này.

>>> Xem thêm:

Có cách nào dùng thẻ tín dụng không lãi suất hay không?

Vậy có cách nào dùng thẻ tín dụng không lãi suất không? Câu trả lời là . Nếu bạn hiểu rõ cách vận hành của thẻ tín dụng, việc chi tiêu mà không phải trả lãi suất hoàn toàn khả thi. Bằng cách thanh toán toàn bộ dư nợ đúng hạn trong kỳ sao kê, bạn có thể tận dụng tối đa thời gian miễn lãi (thường từ 45 đến 55 ngày tùy ngân hàng). Ngoài ra, một số chương trình trả góp 0% lãi suất hoặc ưu đãi đặc biệt từ đối tác ngân hàng cũng giúp bạn mua sắm mà không phát sinh chi phí vay mượn. Tuy nhiên, để đạt được điều này, bạn cần kỷ luật tài chính cao và kiểm soát chi tiêu hợp lý.

Trên thực tế, tùy theo quy định của mỗi ngân hàng mà bạn sẽ có 30 – 45 ngày không phải trả lãi khi quẹt thẻ tín dụng. Sau thời gian này mà bạn không hoàn trả đủ số tiền thì lãi suất sẽ khá cao.

cách dùng thẻ tín dụng không lãi suất

Bên cạnh đó, khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, người dùng còn phải trả các khoản phí khác như: phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí chậm thanh toán, phí vượt hạn mức tín dụng, phí chuyển đổi ngoại tệ.

Có thể bạn chưa biết: Tuy rằng lãi suất bạn được miễn trong 30 – 45 ngày. Nhưng phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng cho mỗi giao dịch thì bạn vẫn phải trả phí rút tiền mặt. Phí rút tiền tại ATM sẽ là 4%, và lãi suất rút tiền mặt sẽ rơi vào khoảng 2,65% tính từ ngày rút.

VietMoney – Cầm Đồ Chính Trực

Hơn 8 năm đồng hành, VietMoney luôn là chỗ dựa tin cậy, hỗ trợ tài chính kịp thời để bạn vượt qua khó khăn. Với chúng tôi, sự tử tế, chân thành và đáng tin cậy là những giá trị cốt lõi, giúp bạn vượt qua mọi thử thách.

Bài viết mới nhất

Dùng axit để thử vàng cũng đưa ra kết quả tốt
Đọc ngay
giay-cam-vang-thumb
Đọc ngay
kim-cuong-do-thumb
Đọc ngay

Bài học từ người thầy của nhà đầu tư huyền thoại giúp bạn có một cuộc đời “phi thường”

Picture of Đội ngũ VietMoney
Đội ngũ VietMoney

24/06/2025

Warren Buffett mô tả Benjamin Graham là người có ảnh hưởng lớn thứ hai trong cuộc sống của mình. Ông mong muốn đến 80 tuổi vẫn có thể thực hiện những bài học giá trị mà ông học được từ người thầy vĩ đại này mỗi ngày.

Benjamin Graham được coi là cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị và cũng là một nhà đầu tư huyền thoại vì nhiều lí do. Cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” của ông đã thay đổi cuộc sống của rất nhiều người, đặc biệt là Warren Buffett – một trong những sinh viên của Graham tại Trường kinh doanh Columbia.

Graham đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành triết lý đầu tư và sự nghiệp của Buffett. Thậm chí, CEO Berkshire Hathaway còn đặt tên cho con trai đầu lòng theo tên của thầy ông – Howard Graham Buffett.

Nội dung chính

Nhà đầu tư Benjamin Graham.

Nhưng tầm ảnh hưởng của Graham còn rộng hơn các bài học về phân tích báo cáo tài chính. Trong một lần trả lời về Graham trên Tạp chí phân tích tài chính năm 1976 (sau khi Graham qua đời), Warren Buffett nhấn mạnh 3 điều ông học được từ vị thầy giáo đáng kính của mình và hy vọng tới khi 80 tuổi vẫn có thể thực hiện những điều đó mỗi ngày.

Chắc chắn, mỗi điều trong số đó đều góp phần đình hình sự nghiệp và cuộc đời của Warren Buffett và giúp ông trở thành một trong những người giàu có và ảnh hưởng nhất trên thế giới. . Và đây chính là những điều có thể dạy chúng ta về cách sống một cuộc đời phi thường:

1. Đừng ngại làm những điều “ngốc nghếch”

Từ “ngốc nghếch” thường mang ý nghĩ tiêu cực nhưng hàm ý của Warren Buffett ở đây liên quan nhiều đến sự khiêm tốn và sẵn sàng từ bỏ cái tôi cá nhân hơn những điều khác.

Trong lá thư gửi cổ đông năm 2018, Buffett giải thích rằng, thị trường luôn biến động và để nắm bắt được các cơ hội, các nhà đầu tư không nhất thiết phải có trí thông minh tuyệt vời, bằng kinh tế cao cấp hoặc sành sỏi tại phố Wall. Nhưng họ cần có khả năng coi nhẹ sự sợ hãi hoặc sự nhiệt tình và tập trung vào một vài nguyên tắc cơ bản. Sự sẵn sàng hy vọng vào những điều không tưởng, thậm chí ngốc nghếch cũng rất cần thiết.

2. Hãy luôn sáng tạo

Sáng tạo có thể mang nhiều ý nghĩa. Nó có thể là phát minh ra một thứ hoàn toàn mới, hoặc cải thiện một thứ gì đó đã có sẵn. Bất cứ ai cũng có thể sáng tạo miễn là bạn sẵn sàng suy nghĩ khác đi và vượt ra khỏi những giới hạn. Buffett là một thiên tài sáng tạo như hôm nay bởi ông đã tiếp thu bài học của Graham và chọn lọc, điều chỉnh chúng sao cho phù hợp với hoàn cảnh của chính mình.

“Trong chuyên môn, Benjamin Graham đạt được những thành công vượt trội không phải nhờ tuân theo những nguyên tắc khắt khe, sự tập trung vào một mục tiêu duy nhất. Thay vào đó, thành công của Benjamin như một sản phẩm phụ ngẫu nhiên của trí tuệ vượt ra ngoài các giới hạn”, Warren Buffett nhấn mạnh trong bức thư tưởng nhớ Graham.

Đó là những gì mà sự sáng tạo mang lại và cũng chính là điều mà chúng ta nên rèn luyện mỗi ngày.

3. Hãy sống hào phóng

Thep Warren Buffett, sự hào phóng là điều giúp Graham thành công hơn tất cả những người khác. “Graham từng là thầy giáo, ông chủ và là một người bạn của tôi. Trong mỗi mối quan hệ, dù là với sinh viên, nhân viên hay bạn bè, ông luôn có một sự hào phóng, cởi mở đáng ngạc nhiên. Nếu bạn cần suy nghĩ rõ ràng, hay cần sự động viên khích lệ, Benjamin luôn ở đó và sẵn sàng lắng nghe”, Warren Buffett nói.

Sự hào phóng cũng là đặc điểm dễ nhận ra ở nhà đầu tư huyền thoại xứ Ohama. Warren Buffett và người bạn thân Bill Gates được coi là 2 trong số những tỷ phú dành nhiều tiền bạc, công sức nhất cho hoạt động từ thiện trên khắp thế giới. Năm 2006, Warren Buffett đã tuyên bố sẽ dành một số tiền lên tới hàng tỷ đô la cho Quỹ từ thiện do vợ chồng Bill và Melinda Gates sáng lập.

“Benjmin Graham là người trồng cây và luôn nghĩ cho những người khác được hưởng bóng mát”, Warren Buffett nói về người thầy, người bạn của mình với sự tôn kính. Những bài học mà ông để lại cho hậu thế thực sự vô giá.

Nguồn: internet

VietMoney – Cầm Đồ Chính Trực

Hơn 8 năm đồng hành, VietMoney luôn là chỗ dựa tin cậy, hỗ trợ tài chính kịp thời để bạn vượt qua khó khăn. Với chúng tôi, sự tử tế, chân thành và đáng tin cậy là những giá trị cốt lõi, giúp bạn vượt qua mọi thử thách.

Bài viết mới nhất

Dùng axit để thử vàng cũng đưa ra kết quả tốt
Đọc ngay
giay-cam-vang-thumb
Đọc ngay
kim-cuong-do-thumb
Đọc ngay

Những sai lầm và kinh nghiệm cay đắng khi chi tiêu

Picture of Đội ngũ VietMoney
Đội ngũ VietMoney

24/06/2025

“Chúng tôi từng rơi vào khủng hoảng tài chính chỉ vì không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng: không chuẩn bị tài chính cho con đầu lòng, không kiểm soát được dòng tiền cá nhân, và chi tiêu luôn vượt quá thu nhập”.
Đó là lời thú nhận thẳng thắn của Trent Hamm – người sáng lập blog tài chính cá nhân nổi tiếng The Simple Dollar.

Từng trải qua quãng thời gian ngập trong nợ nần và áp lực tài chính đè nặng, Trent hiểu rõ cảm giác mất phương hướng khi không làm chủ được túi tiền của mình. Cũng chính từ trải nghiệm đó, anh đã khởi tạo The Simple Dollar như một nền tảng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tài chính cho những ai đang vật lộn với thói quen chi tiêu kém lành mạnh.

Dưới đây là những chia sẻ chân thành từ chính câu chuyện của Trent – về những sai lầm tài chính trong quá khứ và bài học quý giá mà anh đã rút ra trên hành trình xây dựng lại cuộc sống từ con số âm.

Nội dung chính

1. Không biết tiền của mình đã đi đâu

Mỗi lần nhìn vào số dư khi kiểm tra tài khoản, tôi thường thất vọng vì nghĩ mình còn nhiều tiền hơn thế. Có vẻ như những đồng tiền đã tan biến và tôi không biết chúng đi đâu. Tôi đã chi tiêu ngoài tầm kiểm soát.

Tôi bắt đầu ghi chép chi tiết các khoản chi tiêu của mình. Tôi cũng lưu lại các hóa đơn mà tôi nhận được. Sau đó, cứ vài ngày, tôi xem lại các biên lai, và tôi bắt đầu nhận ra tôi đã tiêu phí rất nhiều tiền vào những khoản lặt vặt, không cần thiết và dễ bị lãng quên.

chi tiêu

2. Khi mới đi làm, không để dành tiền cho lúc nghỉ hưu một cách tương xứng

Hồi mới đi làm tôi cũng bỏ ra một phần nhỏ để dành cho lúc về hưu dù lương của tôi rất khá. Tuy nhiên, tôi chỉ coi đó một phần phụ trong danh sách những việc cần làm.

Bây giờ, tôi đã sửa chữa sai lầm này, tôi để dành ít nhất 10% thu nhập cho lương hưu. Sự thật là khi tăng tiền bảo hiểm cho hưu trí, bạn chỉ cắt giảm những chi tiêu vô nghĩa và vớ vẩn chứ chất lượng cuộc sống của bạn gần như không đổi.

3. Chi tiêu quá nhiều cho ăn uống

Khi chưa có con, mỗi tuần vợ chồng tôi ra ngoài ăn nhiều lần, trong đó có ít nhất hai bữa tại một nhà hàng sang trọng. Chúng tôi không bao giờ ăn mà không gọi thêm đồ uống.

Sau đó, chúng tôi nhận thấy đi ăn hiệu thường xuyên khiến những dịp đó thực sự không còn nhiều ý nghĩa. Rất nhiều món ăn đắt tiền chúng tôi gọi ở nhà hàng thực ra rất đơn giản mà chúng tôi có thể tự làm ở nhà.
Chúng tôi bắt đầu nấu ăn tại nhà và ngân sách dành cho ăn uống của gia đình đã giảm đáng kể, chỉ bằng một nửa lúc trước, dù giờ đây, số thành viên đã tăng lên 5 người.

4. Không chuẩn bị tài chính cho sự ra đời của đứa con đầu lòng

Chúng tôi biết có con sẽ tiêu tốn thêm rất nhiều tiền: tã, bỉm, sữa công thức, nôi, quần áo, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, v.v. nhưng chúng tôi không thay đổi cách tiêu tiền hiện tại của mình để chuẩn bị đón chào bé. Kết quả, vợ chồng tôi vô cùng khó khăn, thường xuyên tranh cãi về tiền bạc khi con ra đời.

Giờ đây, chúng tôi nhận ra rằng, con cái xuất hiện sẽ khiến cuộc đời bạn thay đổi: sẽ ở nhà nhiều hơn, nên rất may việc này đã giúp chúng tôi tiết kiệm được phần nào. Sau này, khi chuẩn bị có con, chúng tôi mỗi tuần đều bỏ riêng một khoản tiền để chuẩn bị cho sự ra đời của bé.

chi tiêu

5. Không có quỹ dự phòng khẩn cấp

Trong nhiều năm đầu mới đi làm, tôi tiêu tiền rất nhanh và cho rằng tiết kiệm không quan trọng.
Vấn đề là khi có một việc gì đó xảy ra bất ngờ, ví dụ xe bỗng dưng hỏng, mất ví, v.v. tôi không có tiền để chi tiêu. Tôi phụ thuộc hoàn toàn vào thẻ tín dụng, muốn rút tiền, tôi sẽ phải trả lãi rất cao.

Giải pháp hiện nay của tôi khá đơn giản: Tự động chuyển một phần tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Nếu tôi không dùng thì tài khoản tiết kiệm của tôi ngày càng lớn. Quan trọng là khi có việc gì khẩn cấp xảy ra, tôi biết chắc mình có tiền để chi tiêu.

6. Không lập ngân sách chi tiêu vì nghĩ rằng lãng phí thời gian

Mỗi khi nghĩ tới việc lập một danh sách các việc cần chi tiêu và số tiền ước lượng cho từng món, sao cho phù hợp với thu nhập của mình, tôi cảm thấy nhàm chán và vô nghĩa.

Tuy nhiên, giờ đây tôi có cách tiếp cận thông minh hơn. Tôi theo dõi quá trình chi tiêu của mình trong hai tháng, từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng tiền phù hợp. Tôi phân loại các chi tiêu của mình vào nhóm linh hoạt và cố định, sau đó cố gắng thắt chặt chi tiêu với từng nhóm. Việc này không chỉ giúp tôi có cái nhìn thực tế về việc mình đã sử dụng tiền như thế nào mà còn giúp tôi làm sao để tiết kiệm.

7. Không chia sẻ mục tiêu của mình với vợ

Những năm đầu hôn nhân, hầu như chúng tôi không chia sẻ bất kỳ mục tiêu tài chính cụ thể nào, vì thế chúng tôi không tích lũy được nhiều.

Giờ đây, chúng tôi trò chuyện nhiều và chi tiết về những gì chúng tôi muốn trong tương lai. Chúng tôi nói chính xác về những gì cần để mua nhà, để thành công trong công việc, để nuôi dạy con cái… Chúng tôi đặt ra các mốc thời gian để đạt mục tiêu. Bây giờ vợ chồng tôi đã trở thành những người cổ vũ cho nhau để cùng có những bước đi tích cực.

8. Tin rằng đầu tư vào hình thức sẽ được mọi người coi trọng

Tôi mua đồng hồ, quần áo đắt tiền, xe xịn, điện thoại thông minh. Tôi nghĩ rằng với sự đầu tư như vậy, tôi sẽ được đồng nghiệp đánh giá cao. Tuy nhiên, qua thời gian, tôi nhận thấy những thứ thực sự quan trọng là những gì tôi đạt được trong công việc, tôi không nhất thiết phải ăn vận bảnh bao.

Tất nhiên, hình thức cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn là khả năng làm việc của bạn, bạn có chăm chỉ không, bạn có kỹ năng tốt không, v.v. Đây mới là những điều đồng nghiệp đánh giá cao ở bạn.

9. Chi tiêu cho những thứ đắt tiền bằng thẻ tín dụng và không tiết kiệm

Khi tôi muốn một thứ nào đó, dù trong tài khoản thanh toán có tiền hay không, tôi vẫn dễ dàng mua bằng thẻ tín dụng. Quan điểm của tôi hồi đó rất đơn giản: Tôi kiếm được nhiều tiền, ít nhất là so với những gì mà bố mẹ tôi đã làm được khi bằng tuổi tôi, và tôi dự đoán mình sẽ kiếm được nhiều hơn trong tương lai. Tại sao tôi lại không thể mua được những món đồ mình thích? Tôi sẽ nhận lương trong vài ngày nữa và tôi sẽ có tiền thanh toán thẻ tín dụng.

Vấn đề xảy ra khi tôi tiêu nhiều hơn kiếm được. Nợ tín dụng của tôi gia tăng và tôi không có cách nào trả tiền. Tôi chôn vùi tương lai của mình vào một đống nợ. Giải pháp hiện nay của tôi: Lập một danh sách những thứ cần mua sắm, cắt bỏ những thứ không cần thiết, suy nghĩ thông minh hơn về những thứ tôi vẫn đang mua. Đặc biệt, tôi đặt thẻ tín dụng sang một bên để bớt hẳn những khoản mua trước trả tiền sau.

chi tiêu

10. Đi chơi với nhóm chi tiêu cao trong xã hội

Tôi đi chơi với những người tiêu xài nhiều tiền. Họ ra ngoài, gọi những món ăn đồ uống tốn kém, chơi golf, sở hữu nhiều món đồ và quần áo đắt tiền. Tôi luôn chịu áp lực mạnh mẽ làm sao theo kịp họ, tôi đã tiêu tiền một cách nhanh chóng. Tôi cũng phải có những bữa ăn đắt tiền, những quần áo, xe cộ đắt tiền cho tương xứng.

Cuối cùng, tôi nhận ra mình không thực sự cần những món đồ này để “phù hợp” với nhóm này. Không lâu sau đó, tôi cũng nhận ra mình không có nhiều điểm chung với họ. Tôi đã phải trải qua một thời gian xây dựng những tình bạn khác, cả mới và cũ. Ngày hôm nay, tôi có những mối quan hệ mà ở đấy, tôi không buộc phải tiêu tiền liên tục và tôi cảm thấy mình thật may mắn.

11. Từng nghĩ tiết kiệm là dấu hiệu của sự nghèo đói

Tôi từng nghĩ rằng, nếu lúc nào cũng phải cân nhắc từng đồng thì cuộc sống còn gì thú vị. Thích gì là mua, thấy hay là quẹt thẻ, chẳng mấy khi bận tâm đến số dư tài khoản. Nhưng chính lối sống đó đã khiến tôi rơi vào vòng xoáy bội chi, nợ nần và lo lắng thường trực. Mãi sau này tôi mới hiểu: tự do tài chính không đến từ việc tiêu thật nhiều, mà đến từ việc biết kiểm soát và chi tiêu đúng cách.

VietMoney – Cầm Đồ Chính Trực

Hơn 8 năm đồng hành, VietMoney luôn là chỗ dựa tin cậy, hỗ trợ tài chính kịp thời để bạn vượt qua khó khăn. Với chúng tôi, sự tử tế, chân thành và đáng tin cậy là những giá trị cốt lõi, giúp bạn vượt qua mọi thử thách.

Bài viết mới nhất

Dùng axit để thử vàng cũng đưa ra kết quả tốt
Đọc ngay
giay-cam-vang-thumb
Đọc ngay
kim-cuong-do-thumb
Đọc ngay

5 lý do khiến phụ nữ quản lý tài chính tốt hơn nam giới

Picture of Đội ngũ VietMoney
Đội ngũ VietMoney

24/06/2025

Bạn có biết vì sao các chị em luôn được xem là người giữ tay hòm chìa khóa xuất sắc? Nếu ông chồng nào còn đắn đo trong việc ai sẽ là người quyết định chi tiêu thu vén trong gia đình, các bà vợ hãy đưa ra những lý do sau đây nhé!

Nội dung chính

Tài chính gia đình cực kỳ quan trọng và người giữ chìa khóa cũng quyết định phần nhiều đến kinh tế gia đình. Không bàn đến những người vợ tiêu xài hoang phí, phần đông phụ nữ luôn là người hoàn thành xuất sắc vai trò “nội tướng” của mình. Hãy an tâm giao việc quản lý tài chính trong nhà cho họ bởi phụ nữ hơn hẳn nam giới ở những điểm sau.

1. Có mục tiêu rõ ràng

Nam giới có thể rất quyết đoán và hoạch định mục tiêu rõ ràng trong công việc của mình, nhưng chuyện quản lý tiền bạc thì chưa chắc có kế hoạch, mục tiêu cụ thể bằng phái nữ. Cánh chị em luôn là những người tiêu dùng thông thái bởi trong phạm vi mua sắm gia đình, họ luôn biết mình muốn gì và cần làm gì một cách chính xác. Một chiếc tivi mới của hãng nào mới ra, giá cả so sánh và chọn thời điểm mua thích hợp với nhiều ưu đãi, nam giới làm được việc này tốt hơn phụ nữ không? Họ chỉ muốn quăng ào một cục tiền và rước đại chiếc tivi nào đó về cho nhanh lẹ, đảm bảo đa số các anh chồng là như thế đấy!

2. Hạn chế nợ nần

Cánh đàn ông có thể sẵn sàng vay mượn một khoản tiền lớn khi cần thiết: đầu tư kinh doanh, tiệc tùng hiếu hỉ, mua sắm đồ vật nào đó. Đôi khi họ chẳng mấy đắn đo và thường tự hào về khả năng quyết đoán của mình. Phụ nữ thì thường suy xét cẩn trọng, tuy mất nhiều thời gian nhưng họ sẽ chẳng phải hồi hộp lo âu sống trong nợ nần vì thiếu tính toán bởi từng kế hoạch trả nợ đã được vạch ra rất kĩ. Hãy yên tâm vì trong chuyện nợ nần, phụ nữ luôn tỉnh táo hơn nam giới, họ chẳng bao giờ muốn sống trong áp lực và các chàng cứ thong dong, giao hết toàn quyền cho họ đi!

3. Ghi chép tỉ mỉ hàng ngày

Về chuyện này thì tất nhiên chẳng mấy anh chồng nào dám vỗ ngực mình làm tốt hơn cánh chị em rồi. Vả chăng chuyện ghi chép từng đồng chợ búa, sắm sửa gia đình, v.v… thiết nghĩ cánh đàn ông cũng không nên bận tâm, dành thời gian mà đầu tư cho những việc trọng đại khác.

Những bà vợ đảm thường ghi chép tất tật mọi thứ mỗi ngày, cân đong đo đếm và mỗi một việc chi tiêu luôn tính toán rất kỹ. Cánh đàn ông chịu thua với việc tỉ mỉ này nhưng với phụ nữ, chuyện này rất đơn giản, thậm chí còn là thú vui, nhất là khi tiết kiệm được từ việc gì, với phụ nữ niềm vui này còn hơn “trúng số” ấy chứ!

4. Tiết kiệm

Ý thức tiết kiệm của các chị em đôi khi được giương thành khẩu hiệu và bắt các thành viên trong nhà phải nghe theo. Với những nhà kinh tế khá giả thì không đáng bận tâm, nhưng với những gia đình thu nhập eo hẹp thì tiết kiệm là giải pháp tối ưu đấy! Vì vậy, đừng đánh giá thấp khả năng này của phái đẹp. Chỉ các bà vợ mới biết hôm nay mình sẽ thu vén bao nhiêu trong số tiền cho phép để bữa cơm gia đình tươm tất? Mình sẽ chọn cách nào để tiết kiệm hóa đơn điện nước trong nhà? Làm sao để chuyện đi chơi cuối tuần chi phí vừa phải mà vẫn đảm bảo cả nhà vui vẻ bên nhau? Tất nhiên những chuyện này phụ nữ luôn xuất sắc hơn cánh mày râu rồi.

5. Kiên trì

Khi đã đặt ra kế hoạch tài chính, phụ nữ thường kiên trì thực hiện đến cùng trong khi các ông chồng có thể thấy là… thừa hơi, lê thê, mệt mỏi. Có nhiều lý do để các đấng mày râu bỏ ngang giữa chừng nhưng phụ nữ thì không bao giờ nhé! Một khi kế hoạch đã lên thì chị em sẽ phấn đấu đến cùng. Một ngôi nhà được sửa sang gọn gàng, sạch đẹp, sắm sửa thêm cái tủ lạnh hay máy giặt mới, một cái bạn học tươm tất con, v.v… Những kế hoạch vun vén, chi tiêu sẽ được vạch ra và các bà vợ sẵn sàng đi theo cho đến khi nào thực hiện được mục tiêu mình muốn.

Thế đấy! Giữa bao nhiêu thứ bủa vây, công việc trên công ty, con cái, nội trợ, phụ nữ còn quản lý tốt vai trò tay hòm chìa khóa của mình. Vì vậy đừng ông chồng nào thắc mắc khả năng của họ nếu không muốn phải đau đầu với những rau củ, ngò, hành… mỗi ngày nhé!

VietMoney – Cầm Đồ Chính Trực

Hơn 8 năm đồng hành, VietMoney luôn là chỗ dựa tin cậy, hỗ trợ tài chính kịp thời để bạn vượt qua khó khăn. Với chúng tôi, sự tử tế, chân thành và đáng tin cậy là những giá trị cốt lõi, giúp bạn vượt qua mọi thử thách.

Bài viết mới nhất

Dùng axit để thử vàng cũng đưa ra kết quả tốt
Đọc ngay
giay-cam-vang-thumb
Đọc ngay
kim-cuong-do-thumb
Đọc ngay

Kinh nghiệm sử dụng thẻ tín dụng khi đi công tác hay du lịch

Picture of Đội ngũ VietMoney
Đội ngũ VietMoney

24/06/2025

Không ít trường hợp một số bạn đi nước ngoài, sử dụng thẻ tín dụng và bị rơi vào tình trạng éo le, đó là thẻ không thanh toán được với nhiều lý do. Sau đây sẽ là các mẹo từ kinh nghiệm thực tế giúp các bạn tránh gặp rắc rối khi thanh toán.

Nội dung chính

1. Mang theo càng nhiều thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ càng tốt

Nếu bạn muốn tránh rủi ro mang nhiều tiền mặt khi đi du lịch hay công tác nước ngoài, hãy sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, tuy nhiên đừng đặt hết niềm tin vào 1-2 cái thẻ đang có. Khi đi nước ngoài, không có thẻ nào của Việt Nam là đáng tin cậy 100%.

Nhiều trường hợp thanh toán bị lỗi là do ngân hàng bên nước ngoài không chấp nhận thẻ Việt Nam, có thể do lỗi kết nối, hoặc do thẻ bị trầy xước nhiều, v.v… Vì vậy, nếu bạn có bao nhiêu thẻ tín dụng, nên mang theo hết để phòng thân. Nếu không có nhiều thẻ, bạn nên dự trù một lượng tiền mặt cần thiết cho các trường hợp khẩn cấp
Thẻ ghi nợ không cần có nhiều tiền trong tài khoản nhưng bạn sẽ cần đến nó trong trường hợp thẻ tín dụng của bạn không xài được, lý do tại sao như vậy thì bạn xem ở dưới để hiểu thêm.

2. Luôn thanh toán tiền khách sạn 1 ngày trước ngày check out (trả phòng)

Tại sao phải thanh toán tiền trước 1 ngày? Khi thanh toán trước 1 ngày, nếu thẻ tín dụng của bạn gặp vấn đề trục trặc, không thanh toán được thì bạn sẽ có thời gian giải quyết vấn đề như gọi điện về ngân hàng Việt Nam kiểm tra lại thẻ, nhờ trợ giúp, v.v…

Hãy thử tưởng tượng đến lúc check-out bạn mới thanh toán và thẻ tín dụng không thanh toán được, vấn đề sẽ trở nên trầm trọng. Và trễ giờ máy bay là một trong những hậu quả mà không ai mong đợi.

3. Luôn chuẩn bị sẵn thông tin ngân hàng và người thân để trợ giúp

Trong trường hợp thẻ tín dụng không sử dụng được, cách tốt nhất là bạn nên gọi ngân hàng nơi mở thẻ để được giúp đỡ. Đó là lý thuyết nếu dùng thẻ ở Việt Nam. Nhưng trên thực tế, khi đi nước ngoài, gọi điện thoại quốc tế về tổng đài để xác minh và kiểm tra sẽ tốn rất nhiều tiền cước điện thoại. Và đôi lúc, vấn đề cũng không được giải quyết.

Và đây là lý do bạn nên có thêm một thẻ ghi nợ để dự phòng. Chỉ cần bạn gọi điện về cho người thân để chuyển cho bạn một khoản tiền bạn cần vào thẻ ghi nợ. Chỉ vài phút sau, tài khoản thẻ ghi nợ bạn đã có tiền và thanh toán hoàn tất.

Thật vậy, đối với những ai ái ngại rủi ro khi mang nhiều tiền mặt thì hãy sử dụng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng rất tiện lợi, gọn nhẹ và an toàn. Tuy nhiên, đừng đặt hết đặt hết niềm tin vào đó. Rủi ro luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bạn hãy nhớ luôn chuẩn bị sẵn phương án dự phòng khi đi nước ngoài để tránh gặp phiền phức chuyện tiền bạc nhé.

Nếu muốn sử dụng tiền mặt thì bạn có thể tham khảo cách quẹt thẻ tín dụng rút tiền mặt tại đây.

VietMoney – Cầm Đồ Chính Trực

Hơn 8 năm đồng hành, VietMoney luôn là chỗ dựa tin cậy, hỗ trợ tài chính kịp thời để bạn vượt qua khó khăn. Với chúng tôi, sự tử tế, chân thành và đáng tin cậy là những giá trị cốt lõi, giúp bạn vượt qua mọi thử thách.

Bài viết mới nhất

Dùng axit để thử vàng cũng đưa ra kết quả tốt
Đọc ngay
giay-cam-vang-thumb
Đọc ngay
kim-cuong-do-thumb
Đọc ngay